ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC - BẰNG THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC - Viện Khoa Học Giáo Dục Và Phát Triển Kinh Tế - Văn Hóa

ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC – BẰNG THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG: NGHIÊN CỨU

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60140114

(Ban hành theo Quyết định số 4245 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 29  tháng 10 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)  

  PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

  – Tên chuyên ngành đào tạo:

     + Tên tiếng Việt: Quản lý giáo dục

     + Tên tiếng Anh: Education Management

  – Mã số chuyên ngành đào tạo:   60140114

  – Tên ngành đào tạo:

     + Tên tiếng Việt: Quản lý Giáo dục

    + Tên tiếng Anh: Education Management

  – Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

  – Thời gian đào tạo: 2 năm    

  – Tên văn bằng tốt nghiệp:

     + Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục

     + Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Education Management

  – Đơn vị được giao nhiệm vụ đào tạo : Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội.

  2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

  2.1. Mục tiêu chung

  Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục chất lượng cao, có năng lực quản lý trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, tổ chức giáo dục và có năng lực nghiên cứu khoa học giáo dục, giải quyết tốt các vấn đề của thực tiễn giáo dục.

  2.2. Mục tiêu cụ thể

  Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục trang bị cho người học kiến thức hiện đại về khoa học giáo dục, kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Quản lý giáo dục như: quản trị nhà trường, quản lý các hoạt động trong nhà trường, quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở  vật chất, quản lý chất lượng giáo dục, chất lượng đào tạo, quản lý sự thay đổi, quản lý văn hóa tổ chức nhà trường…; giúp người học nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực quản lý, năng lực nghiên cứu khoa học trong quản lý giáo dục, thích ứng tốt với những đổi mới và phát triển giáo dục Việt Nam và thế giới.

  3. Thông tin về điều kiện tuyển sinh

  3 .1. Môn thi tuyển sinh

  + Môn Cơ bản: Đánh giá năng lực (Khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn)

  + Môn Cơ sở: Giáo dục học

  + Môn ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Nga, Anh, Pháp, Đức, Trung Quốc

  3.2. Đối tượng tuyển sinh

  1.  Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

  2.   Có đủ sức khoẻ để học tập và nghiên cứu ;

  3.  Đối tượng có bằng đại học ngành đúng, ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học;

  4. Đối với người có bằng đại học ngành gần phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác; đối với người có bằng đại học ngành khác phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; và đã hoặc đang giữ một trong các vị trí công tác sau đây:

  – Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc tương đương trong các cơ sở giáo dục và đào tạo từ bậc học mầm non trở lên;

  – Trưởng khoa, phó trưởng khoa, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường phổ thông, tiểu học, trung tâm giáo dục thường xuyên…);

  – Cán bộ quản lý công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn trong các cơ sở giáo dục đào tạo;

  – Lãnh đạo, cán bộ quản lý và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quận/ Huyện,      Sở/ Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng/ Ban chức năng của các cơ sở giáo dục đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục…).

  3.3. Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần

  – Ngành đúng: Quản lý giáo dục;

  – Ngành phù hợp: Giáo dục học;

  – Ngành gần: gồm các ngành sau: 

MÃ NGÀNH

TÊN NGÀNH

521402 Các ngành thuộc nhóm ngành Đào tạo giáo viên
52220342 Quản lý văn hoá
52310205 Quản lý nhà nước
52310401 Tâm lý học
52310403 Tâm lý học giáo dục
52340107 Quản trị khách sạn
52340109 Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống
52340401 Khoa học quản lý
52340404 Quản trị nhân lực
52340406 Quản trị văn phòng

Ghi chú: Các ngành gần bao gồm bằng cử nhân nước ngoài được Bộ GD&ĐT công nhận tương đương.

  – Ngành khác:

MÃ SỐ TÊN NHÓM NGÀNH
  Quản lý
52220343 Quản lý thể dục thể thao
52340101 Quản trị kinh doanh
52340103 Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
52340405 Hệ thống thông tin quản lý
52510601 Quản lý công nghiệp
52720701 Quản lý bệnh viện
52850101 Quản lý tài nguyên và môi trường
52850103 Quản lý đất đai
52310205 Quản lý nhà nước
  Nghệ thuật
522101 Mỹ thuật
522102 Nghệ thuật trình diễn
522103 Nghệ thuật nghe nhìn
Nhân văn
522201 Ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam
522202 Ngôn ngữ và văn hoá nước ngoài
522203 Nhân văn khác
Khoa học xã hội và hành vi
523101 Kinh tế học
523102 Khoa học chính trị
523103 Xã hội học và Nhân học
523104 Tâm lý học
523105 Địa lý học
Báo chí và thông tin
523201 Báo chí và truyền thông
523202 Thông tin – Thư viện
523203 Văn thư – Lưu trữ – Bảo tàng
523204 Xuất bản – Phát hành
Kinh doanh và quản lý
523401 Kinh doanh
523402 Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểm
523403 Kế toán – Kiểm toán
523404 Quản trị – Quản lý
Pháp luật
523801 Luật
524201 Sinh học
524202 Sinh học ứng dụng
Khoa học tự nhiên
524401 Khoa học vật chất
524402 Khoa học trái đất
524403 Khoa học môi trường
Toán và thống kê
524601 Toán học
524602 Thống kê
Máy tính và công nghệ thông tin
524801 Máy tính
524802 Công nghệ thông tin
Công nghệ kỹ thuật
525101 Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng
525102 Công nghệ kỹ thuật cơ khí
525103 Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
525104 Công nghệ hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường
525106 Quản lý công nghiệp
Kỹ thuật
525201 Kỹ thuật cơ khí và cơ kỹ thuật
525202 Kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông
525203 Kỹ thuật hoá học, vật liệu, luyện kim và môi trường
525204 Vật lý kỹ thuật
525205 Kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa
Sản xuất và chế biến
525401 Chế biến lương thực, thực phẩm và đồ uống
525402 Sản xuất, chế biến sợi, vải, giày, da
525403 Sản xuất, chế biến khác
Kiến trúc và xây dựng
525801 Kiến trúc và quy hoạch
525802 Xây dựng
525803 Quản lý xây dựng
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
526201 Nông nghiệp
526202 Lâm nghiệp
526203 Thuỷ sản
Sức khoẻ
527201 Y học
527202 Y học cổ truyền
527203 Dịch vụ y tế
527204 Dược học
527205 Điều dưỡng, hộ sinh
527206 Răng – Hàm – Mặt
527207 Quản lý bệnh viện
Dịch vụ xã hội
527601 Công tác xã hội
Khách sạn, du lịch, thể thao và dịch vụ cá nhân
528102 Khách sạn, nhà hàng
528105 Kinh tế gia đình
Dịch vụ vận tải
528401 Khai thác vận tải
Môi trường và bảo vệ môi trường
528501 Kiểm soát và bảo vệ môi trường
528502 Dịch vụ an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp
An ninh, quốc phòng
528601 An ninh và trật tự xã hội
528602 Quân sự

Ghi chú: Các ngành khác bao gồm bằng cử nhân nước ngoài được Bộ GD&ĐT công nhận tương đương.

3. 4 Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

  + Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần học bổ sung:

STT Tên học phần Số tín chỉ
1   Giáo dục học 3
2   Đại cương khoa học quản lý 3
3   Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục và nhà trường 3
4   Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo 3
   Tổng 12

  + Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác học bổ sung:

STT Tên học phần Số tín chỉ
1  Giáo dục học 3
2  Đại cương Khoa học quản lý 3
3  Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục và nhà trường 3
4  Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo 3
5  Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường 3
6  Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy Quản lý giáo dục 3
7  Phát triển nguồn nhân lực và quản lí tài chính, cơ sở vật chất trong giáo dục 3
   Tổng 21

  PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1.  Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn

  1.1. Khối kiến thức chung

  –  Vận dụng được những kiến thức cơ bản của Triết học Mác – Lênin để xây dựng một thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, thể hiện trong tầm nhìn, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn quản lý giáo dục;

  –  Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (một trong 5 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức).

1.2. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

– Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

–  Vận dụng được những kiến thức cơ bản trong tâm lý học quản lý vào việc ra các quyết định liên quan tới tổ chức và quản lý;

–  Giải thích, phân tích được một số lý thuyết quản lý hiện đại trong khoa học quản lý;

–  Ứng dụng được các lý thuyết quản lý vào quản lý giáo dục, quản lý cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục;

–  Giải thích và vận dụng sáng tạo lý luận về quản lý giáo dục vào quá trình công tác của bản thân trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như trong quản lý nhà trường;

–  Biết cách quản lý tài chính, cơ sở  vật chất hiệu quả trong giáo dục và trong cơ sở giáo dục;

–  Vận hành được những kiến thức về quản lý nguồn nhân lực vào quản lý nhân lực cơ sở giáo dục, nhà trường;

–  Lập được kế hoạch quản lý chất lượng trong hoạt động thực tiễn nói chung, quản lý cơ sở giáo dục nói riêng;

–  Biết cách đánh giá, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục, chương trình giảng dạy, quản lý đào tạo;

–  Nhận biết được văn hóa và quản lý tổ chức và áp dụng quản lý văn hóa tổ chức và tổ chức văn hóa nhà trường.

1.3. Luận văn tốt nghiệp

–  Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến quản lý cơ sở giáo dục đào tạo, nhà trường, các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường;

–  Là công trình nghiên cứu của riêng học viên, nội dung luận văn đề cập và giải quyết trọn vẹn một vấn đề về quản lý cơ sở giáo dục đào tạo, nhà trường, các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường;

–  Được trình bày từ 90 đến 120 trang A4, được chế bản theo mẫu quy định; thông tin luận văn có dung lượng 3 đến 5 trang A4 được viết bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, trình bày những nội dung cơ bản, những điểm mới và những đóng góp quan trọng nhất của luận văn.

1.4. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

– Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

2. Chuẩn về kỹ năng 

2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;

–  Kỹ năng phát triển và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản lý cơ sở giáo dục;

–  Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, hoàn thiện bản thân trong công tác quản lý;

–  Có kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo trong thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục;

–  Kỹ năng nghiên cứu bối cảnh xã hội, bối cảnh địa phương để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề trong công tác quản lý;

–  Kỹ năng xây dựng và phát triển được các chương trình đào tạo, chương trình giảng dạy học phần ở trường cao đẳng, đại học và phổ thông;

–  Kỹ năng lập kế hoạch và quản lí được kế hoạch, quá trình dạy học và phát triển chương trình học phần;

–  Kỹ năng xử lý và giải quyết được các vấn đề liên quan đến các nội dung hoạt động ở các cơ sở giáo dục, nhà trường một cách lôgic và có hệ thống;

–  Kỹ năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quản lý cơ sở giáo dục, nhà trường.

2.2. Kỹ năng bổ trợ

– Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;

–  Kỹ năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm;

–  Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các phần mềm quản lý;

–  Kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp và gây ảnh hưởng đến các thành viên trong tổ chức;  

–  Kỹ năng thích ứng với những thay đổi;

–  Kỹ năng làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết thuyết phục và chia sẻ;

–  Kỹ năng tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân;

–  Sử dụng các kết quả tự đánh giá để lập được kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý cho bản thân;

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

3.1. Trách nhiệm công dân

– Tuân thủ Hiến pháp, Pháp luật của Nhà nước, kỷ luật lao động;

– Có ý thức trách nhiệm cao với tập thể, với cộng đồng và với xã hội.

3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ  

–  Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và ý thức xã hội của công dân;

–  Ứng xử và giao tiếp theo những tiêu chuẩn quy định của ngành;

–  Có tác phong làm việc khoa học, tính chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề về quản lý nhà trường và nghiên cứu khoa học;

–  Trung thực trong công tác và nghiên cứu khoa học.

3.3. Thái độ tích cực yêu nghề

–  Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội;

–  Có trách nhiệm cao với đơn vị nơi công tác và với sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà.

4. Vị trí việc làm học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp  

a) Quản lý giáo dục ở các vị trí:

– Cán bộ quản lý lãnh đạo và chuyên viên ở các tổ chức, cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục và đào tạo, viện nghiên cứu giáo dục,…;

– Cán bộ quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Chủ nhiệm khoa, Phó chủ nhiệm khoa, Tổ trưởng, Phó tổ trưởng chuyên môn và những vị trí tương đương);

– Cán bộ quản lý lãnh đạo và chuyên viên trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống vĩ mô ngành Giáo dục và Đào tạo.

b) Cán bộ nghiên cứu và điều hành nghiên cứu về Khoa học giáo dục và quản lí giáo dục ở các Viện nghiên cứu, tổ chức chuyên về hoạt động liên quan đến giáo dục.

5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

– Sau khi tốt nghiệp học viên có đủ điều kiện và khả năng để tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ về quản lý giáo dục và các chuyên ngành liên quan trong hệ thống giáo dục quốc gia, quốc tế;

– Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng được đào tạo và ngoại ngữ, học viên có khả năng tự nghiên cứu và tiếp cận nguồn tri thức liên quan đến chuyên ngành trong và ngoài nước để cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng, năng lực nghiên cứu.

6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo  

– Chương trình Thạc sỹ Quản lý lãnh đạo của trường Đại học New England, Australia.  

– Chương trình Thạc sĩ Quản lý giáo dục (thuộc Dự án nâng cao chất lượng và tăng cường khả năng đào tạo trong lĩnh vực quản lý giáo dục tại Việt Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế về giáo dục đại học Hà Lan (NUFFIC) tài trợ )  

– Chương trình Thạc sĩ Quản lý và Lãnh đạo trong giáo dục (Master in Educational Leadership and Management) – chương trình liên kết giữa trường ĐHGD với Đại học Dalarna, Thụy Điển .

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:                  65 tín chỉ
– Khối kiến thức chung:                    8 tín chỉ
– Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                  42 tín chỉ
                + Bắt buộc                   21 tín chỉ
                + Tự chọn            21 / 45 tín chỉ
– Luận văn:                  15 tín chỉ